In TCBC về việc TÔN NGỘ KHÔNG SANG VN KÝ TẶNG SÁCH

Đăng ngày: 05-04-2014   Lần xem: 1383

  Công ty TNHH 1TV VH & TT Lệ Chi

116 Nguyễn Khoái, P.2, Q.4, TP.HCM

Tel-Fax: (08) 3.9412.784,

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Kính gửi: Các anh chị phóng viên báo chí

Nội dung:

Chương trình ngôi sao điện ảnh và truyền hình Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng “TÔN NGỘ KHÔNG” sang Việt Nam vào tháng 4/2014 (4-7/4/2014)

Nhận lời mời của công ty sách CHIBOOKS, ngôi sao điện ảnh và truyền hình nổi tiếng Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không phim TH dài tập 'Tây Du Ký' của Trung Quốc, bản năm 1986) sẽ đến Hà Nội, Việt Nam để tham gia giao lưu, ký tặng sách cho người hâm mộ vào sáng ngày 6/4/2014 tại Nhà sách Fahasa Xã Đàn (338 Xã Đàn, Kim Liên, Hà Nội).

Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa-du lịch tại Hội chợ VITM – Hà Nội 2014 do Bộ VHTT&DL tổ chức, phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Công ty sách CHIBOOKS Nguyễn Lệ Chi từng đích thân gửi điện chia buồn với gia đình nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng khi hay tin cha ông là nghệ sĩ Chương Tông Nghĩa (nghệ danh-Nam Hầu Vương Lục Linh Đồng) đã qua đời vào ngày 31/1/2014. Đặc biệt công ty sách CHIBOOKS đã gửi vòng hoa tới lễ truy điệu nghệ sĩ Chương Tông Nghĩa vào ngày 16.2 tại TP.Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Bận tang gia cha cũng là lý do Lục Tiểu Linh Đồng không kịp sang tham dự Hội chợ sách TP.HCM lần 8 đang diễn ra từ ngày 24-30/4/2014), dù đã nhận lời mời với CHIBOOKS trước đó.

Đây là chuyến sang thăm Việt Nam lần thứ 3 của nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng (từ ngày 4-7/4/2014) kể từ lần đầu tiên vào năm 1998 và lần thứ 2 của ông vào tháng 12.2010. Cùng đến với ông trong chuyến đi này còn có đoàn cán bộ của Đài phát thanh quốc tế Bắc Kinh CRI.

 

Nội dung họp báo-ký tặng sách vào sáng ngày 6/4/2014 như sau:

 

Tên buổi họp báo tại HÀ NỘI

 

TÔN NGỘ KHÔNG- TỪ PHIM TỚI SÁCH

-        Các thành phần tham gia giao lưu:

+ Ngôi sao TQ Lục Tiểu Linh Đồng

+ đại diện phía xuất bản: Chibooks (công ty TNHH 1TV Văn hóa và Truyền thông Lệ Chi), đại diện NXB Thời Đại

+ đại diện phía phát hành: Fahasa

+ báo chí, truyền hình và độc giả

-        Thời gian họp báo: 8.30 a.m – 11.30 a.m CHỦ NHẬT ngày 06/4/2014

-        Thời gian ký tặng sách cho độc giả: 9.30 a.m-11.30 a.m cùng ngày

-   Địa điểm giao lưu: Nhà sách Fahasa Xã Đàn (338 Xã Đàn, Kim Liên, Hà Nội)

(Cũng nhằm kỷ niệm sự kiện này, Fahasa Xã Đàn giảm 30% cuốn Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du tập 1 đối với khách hàng mua tại đây và Nhà sách trên mạng www.chibooks.vn  giảm 40% đối với khách hàng đặt mua online)

 

Nội dung các bên tham gia họp báo:

+  Ngôi sao Lục Tiểu Linh Đồng:  nói về lý do quay lại Việt Nam lần 3, tiếp tục giao lưu ký tặng và tham hoạt động tại lễ hội du lịch quốc tế Việt Nam lần thứ 2 (ngày 6/4/2014). Ông sẽ bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục phát triển các mảng sau: viết sách, đóng phim, đặc biệt là phim hợp tác với Việt Nam, tình nguyện làm đại sứ văn hóa du lịch Việt Nam ở Trung Quốc và nước ngoài…Bày tỏ cảm nghĩ của mình về việc độc giả Việt Nam đón nhận cuốn sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du do ông viết. Cũng tại đây, ông sẽ giới thiệu 3 cuốn sách văn học Trung Quốc do ông viết lời tựa, vừa được NXB Văn học Việt Nam xuất bản, chị Ngọc Ánh (phóng viên ban tiếng Việt đài phát thanh quốc tế Bắc Kinh – CRI dịch), vừa ra mắt tại Hội chợ sách TP.HCM lần 8.

Ông sẽ bày tỏ sự tiếc nuối về việc lỡ việc tham gia vào dịp Hội sách TP.HCM lần 8 (24-30/3/2014) vừa qua, do vướng bận chuyện gia đình sau tang lễ cha vừa qua, và bày tỏ mong muốn sẽ có dịp sang tham dự Hội chợ sách TP.HCM nói riêng và Hội chợ sách quốc tế Việt Nam nói chung vào các dịp sau. Ông sẽ nói về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với giới trẻ hiện nay, khuyên độc giả VN nên đọc loại sách gì và cách đọc sách ra sao cho hiệu quả và cho biết sở thích đọc sách của ông hiện nay. Ông sẽ nói thêm về các kế hoạch viết sách của ông sắp tới (nếu có)  và lý do chuyên tâm chuyển sang viết sách và hoạt động xã hội trong vài năm gần đây. Trả lời hỏi-đáp của phóng viên báo chí, độc giả.

+   Chibooks:  Nhận xét về hiệu ứng của độc giả CHIBOOKS đối với sách do ông viết. Nêu sức hút của sách do nghệ sĩ, ngôi sao viết đối với thị trường hiện nay.

+ Fahasa:  Đánh giá mức độ tiêu thụ của sách TQ đương đại ở nước ta trong vài năm qua (cho dẫn chứng số liệu 1 số đầu sách ăn khách) và so sánh vị trí của sách TQ so với các dòng sách khác trên thị trường.

+ Khách mời: đại diện NXB Thời Đại, 1 số nhà văn, dịch giả tiếng Hoa, nhận xét vài câu về sách Trung Quốc hiện nay ở VN (nếu thấy cần thiết và còn thời gian)

+ Giao lưu báo chí, độc giả: trả lời thắc mắc, hỏi đáp.

 

LỊCH HOẠT ĐỘNG CỦA TÔN NGỘ KHÔNG TẠI HÀ NỘI:

(NGÀY 4-7/4/2014)

 

Ngày/ giờ

Hoạt động

Ghi chú

Ngày 04/4/2014– Thứ Sáu

18:20

Đón Lục Tiểu Linh Đồng tại sân bay

Sốhiệu chuyến bay: CZ4711K

Thi gian đến:18:20 

(Người hâm mộ đón tiếp, chụp ảnh)

Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Đại diện Cục Hợp tác quốc tế đón đoàn

- Chibooks cùng các fan

Ngày 05/4/2014 – Thứ Bảy

9h00

Đến Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội 2014 (Vietnam International Tourism Market)

Địa chỉ: 148 Giảng Võ, Hà Nội

9h30 – 9h45

Dành 15 phút trang trọng MC giới thiệu sự hiện diện của Nghệ sỹ Lục Tiểu Linh Đồng đến thăm Hội chợ

 

Trên sân khấu ngoài trời với trang phục đặc biệt và biểu diễn một tiết mục tượng trưng ngắn (Không phỏng vấn)

9h45 – 11h00

Thăm các sự kiện ở Hội chợ, gặp gỡ quan chức tại Hội chợ

 

Tháp tùng Lục Tiểu Linh Đồng có: Quan chức Hiệp hội Du lịch, Ban Tổ chức, nhóm nghệ sỹ, Chibooks và Hướng dẫn viên

14h – 16h

Giao lưu trực tuyến tại Vnexpress cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam

 

Ngày 06/4/2014 – Chủ Nhật

8h30 – 11h

Giao lưu và ký tặng sách với các người hâm mộ Nghệ sỹ Lục Tiêu Linh Đồng

Chibooks thực hiện, Nhà sách Fahasa Xã Đàn (338 Xã Đàn, Kim Liên, Hà Nội)

11h00 - 11h30

- Thăm Nhà sàn Bác Hồ

- Thăm Đại sứ quán

 

Cục Hợp tác quốc tế

(Phòng Văn hóa - Tham tán Văn hóa Lưu Tam Chấn dự kiến tiếp đoàn)

14h00 – 17h00

Tham dự Tọa đàm và Lễ Bế mạc Hội chợ với tư cách khách mời danh dự

 

Ngày 7/4/2014 – Thứ Hai

 

Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chibooks tiễn Nghệ sỹ Lục Tiểu Linh Đồng và đoàn ra sân bay

 

Chuyến bay: CZ 372K

Khi hành: 08:35

       

 

SƯU TẦM QUÀ TẶNG CHO TÔN NGỘ KHÔNG

Ngôi sao truyền hình LỤC TIỂU LINH ĐỒNG (vai TÔN NGỘ KHÔNG trong bộ phim TH Tây du ký phiên bản 1986) trước chuyến sang thăm VN sắp tới (4-7/4/2014) ngỏ ý muốn sưu tầm những vật kỷ niệm có hình khỉ ở Việt Nam hoặc các bộ sách Tây Du Ký ấn bản Việt xuất bản nhiều năm để làm lưu niệm.

Độc giả nào có nhã ý tặng những vật kỷ niệm đúng ý “Hầu Vương” này xin gửi về địa chỉ: Công ty TNHH 1TV Văn hóa và Truyền thông Lệ Chi, 116 Nguyễn Khoái, P.2, Q.4, TP.HCM (www.chibooks.com.vn, www.chibooks.vn, www.chibooks.info). Chúng tôi xin chân thành cám ơn và sẽ tập trung trao tặng các món quà này cho “Hầu Vương”.

FB Tôn Ngộ Không Fanclub chính thức tại Việt Nam:

https://www.facebook.com/VietnameseLiuXiaoLingTongFCOfficial

 

Các clip về chuyến sang VN của Lục Tiểu Linh Đồng tháng 12/2010:

1)    Giao lưu tại Nhà sách Fahasa Tân Định

https://www.youtube.com/watch?v=JowDaEScN2M

https://www.youtube.com/watch?v=ey7pui3oWx0

2)    giao lưu sinh viên VN tại Hà Nội

https://www.youtube.com/watch?v=qvOXEaIUC4Y

3)    giới thiệu sách LỤC TIỂU LINH ĐỒNG BÌNH TÂY DU do CHIBOOS xuất bản

https://www.youtube.com/watch?v=SgfzagUhUvw

 

Tác giả Lục Tiểu Linh Đồng:

Tên thật là Chương Kim Lai, dân tộc Hán, sinh ngày 12.4.1959 tại Thượng Hải. Ông theo nghiệp cha là nghệ sĩ Lục Tiểu Đồng (tên thật là Chương Tống Nghĩa, người được mệnh danh là Nam Hầu Vương) học nghệ thuật diễn xuất loài khỉ. Sau khi tốt nghiệp cấp ba (tháng 6.1976), Lục Tiểu Linh Đồng đã thi đỗ vào trường nghệ thuật Côn ca đoàn, tỉnh Triết Giang và thành công với nhiều vai chính trong các vở kịch như Mỹ hầu vương đại náo long cung, Tôn Ngộ Không ba lần mượn quạt Ba Tiêu… Thành công và nổi tiếng với vai Tôn Ngộ Không trong phim TH 25 tập Tây du ký (đạo diễn Dương Khiết, sản xuất năm 1982) do Trung tâm sản xuất phim THTQ và Đài THTQ phối hợp sản xuất.

Các giải thưởng: Giải Kim Ưng lần thứ 6 cho Nam diễn viên xuất sắc nhất và giải 10 ngôi sao truyền hình Trung Quốc lần thứ nhất (1978-1987). Giải nghệ sĩ biểu diễn được công chúng kính trọng nhất năm 2007, Giải 1 trong 10 nhân vật đóng góp nhất cho Trung Quốc năm 2008, Giải 1 trong 10 diễn viên truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc (2008), Giải Diễn viên xuất sắc nhất cấp quốc gia (2000), Chủ tịch Giải 10 ngôi sao truyền hình Trung Quốc lần thứ hai với 1,23 triệu phiếu bầu…

Các phim đã đóng: TH 6 tập Truy tìm 309 (đạo diễn Quách Khải Mẫn), phim 1939-Chu Ân Lai trở về, phim TH 30 tập Nghĩa hải phong vân, phim truyện Về nhà (đạo diễn Hoàng Kiện Trung)… Hiện ông là diễn viên đoàn kịch thuộc Trung tâm sản xuất phim Truyền hình Trung Quốc, Đài THTW; Phó Chủ tịch Hội nghiên cứu Tây Du Ký. Sống cùng gia đình tại Bắc Kinh.

Các sách đã xuất bản tại TQ: Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du (2 tập), Nghe Tôn Ngộ Không kể chuyện Tây Du (2 tập).

Trang web của tác giả:

http://www.liuxiaolingtong.com/index.php

Điểm lại sự kiện:

Chibooks tham dự Hội thảo văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất tại Trung Quốc (ngày 16-17.10.2010)

Nhận lời mời của ngôi sao điện ảnh và truyền hình nổi tiếng Lục Tiểu Linh Đồng (vai Tôn Ngộ Không trong phim TH Tây Du Ký bản cũ), công ty sách Chibooks-do dịch giả Nguyễn Lệ Chi làm đại diện- đã lên đường sang Trung Quốc tham dự Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất, tổ chức vào ngày 16-17.10.2010 tại Sở Châu, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô. Đây cũng chính là quê hương và nơi sinh của cố tác giả Trung Quốc nổi tiếng Ngô Thừa Ân (cha đẻ của bộ sách Tây Du Ký).

Tây Du Ký được coi là một trong bốn kiệt tác kinh điển của văn hóa Trung Quốc, bên cạnh các bộ Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩaThủy Hử, từng được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật: phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình, kịch, tuồng, truyện tranh, kinh kịch… Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký lần thứ nhất này đã tập trung nhiều đại diện xuất bản trên thế giới từng xuất bản các ấn phẩm liên quan tới bộ sách Tây Du Ký, tạo nên một sự giao thoa văn hóa quốc tế đặc sắc. Đại diện của Chibooks đã cùng nhiều học giả của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Pháp… phát biểu, đóng góp tham luận về Tây Du Ký tại thảo.

Năm 2010 thực sự được coi là Năm Du lịch Văn hóa Tây Du Ký tại Sở Châu bởi các hoạt động khác liên quan tới bộ tác phẩm kinh điển này vẫn đang diễn ra xuyên suốt 6 tháng tại đây. Mở màn là hoạt động văn hóa quần chúng tại quảng trường “Sở Châu xinh đẹp” vào ngày 3.5. Song song với Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây Du Ký vào ngày 16-17.10 đã có khoảng 20 hoạt động văn hóa khác với nội dung đặc sắc như Nghi lễ công chiếu bộ phim TH 3D đầu tiên được công chiếu toàn thế giới là Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký (do Lục Tiểu Linh Đồng đóng 2 vai chính), Tuần lễ triển lãm văn hóa nghệ thuật dân gian về các nhân vật trong Tây Du Ký bằng các loại hình nghệ thuật dân gian như cắt giấy, múa rối, dân ca, tạp kỹ…  Cùng thời gian này, tại Bắc Kinh cũng tổ chức Triển lãm nghệ thuật văn hóa Tây Du Ký, Hội thảo sáng tạo mới về Tây Du Ký, Cuộc thi sáng tác hoạt hình Tây Du Ký trên Internet toàn quốc, Cuộc thi tranh thiếu nhi toàn quốc về “Mỹ hầu vương trong trái tim tôi”…

Ngôi sao Lục Tiểu Linh Đồng đang kêu gọi xây dựng một công viên Tây Du Ký ở nước này.

 

Giới thiệu tác phẩm “Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du”

do Chibooks giữ bản quyền

Dưới góc nhìn của người trong cuộc, cuốn sách của ông thực sự sinh động với nhiều câu chuyện hậu trường lần đầu được công bố. Cuốn sách còn giúp độc giả và khán giả yêu thích phim Tây Du Ký thêm hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm văn học này và về tác giả Tây Du Ký là Ngô Thừa Ân. Ẩn chứa phía sau tác phẩm là triết lý cuộc sống và giá trị khởi phát của trí tuệ nhân sinh trong cuộc sống hiện thực đương đại. Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành best-seller tại Trung Quốc ngay sau khi mới phát hành ở nước này vào năm 2008. Nhiều hội thảo về tác phẩm này đã được tổ chức tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc, trong đó tác giả Lục Tiểu Linh Đồng từng được mời đi nói chuyện ở nhiều trường học, nhiều địa phương về tác phẩm này. Tập 1 đã được Chibooks giới thiệu với độc giả trong nước vào tháng 5. 2010, Chibooks cùng NXB Thời Đại phối hợp xuất bản, giá bìa: 59.000 đồng, Phạm Uyên Minh dịch, sách dày 344 trang, khổ: 14x 20.5. Tập 2 dự kiến xuất bản vào tháng 6 năm 2014.

Mục lục:

 

Lời nói đầu

Chương 1: Thiên hạ đệ nhất danh Hầu – Tôn Ngộ Không               

1. Tinh thần đá tích tụ trong sâu thẳm văn hóa Trung Quốc           

2. Không cam chịu làm một con Khỉ bình thường, mới có được thành công vượt trội như vậy

3. Quan tâm tới cái mình muốn hay cái mình sợ?

4. Nếu bạn thật sự là con Thiên Lý Mã, không nên thụ động đứng chờ đợi Bá Lạc đến ngắm nghía thán phục

5. Vượt muôn trùng sóng bạc học phép biến hoá thần thông

6. “Nhà tiên tri” của khoa học văn minh hiện đại của nhân loại

7. Từ biệt ân sư đại náo trần gian

 

Chương 2: Thiên Cung chấn động – Đại Thánh đại náo Thiên Cung        

1. Tạc nên truyền kỳ anh hùng Tôn Ngộ Không

2. Nhà ngoại giao của Thiên Đình – Thái Bạch Kim Tinh

3. Tuổi nhỏ anh hùng – Na Tra

4. Thác tháp Thiên Vương khó tính – Lý Tịnh

5. Đại Thánh kết bạn khắp nơi

6. Nguyên nhân Đại náo Thiên Cung

7. Người quyền quý nhất trong mắt Ngộ Không – Ngọc Đế

8. Đối mặt với cao thủ trên Thiên Cung – Nhị Lang Thần

9. Kim tinh hỏa nhãn của Tôn Ngộ Không và cặp mắt cận thị của tôi

10. Gian khổ dưới núi Ngũ Hành

11. Tỉnh ngộ sau 500 năm

 

Chương 3: Huyền Trang trong lịch sử và Đường Tăng trong tiểu thuyết

1. Huyền Trang trong lịch sử

2. Đi Tây thiên thỉnh kinh

3. Con đường thỉnh kinh gian lao khó nhọc

4. Đường Tăng trong tiểu thuyết

5. Nho sĩ đội mũ “Tăng”

6. Nghi thức gõ mõ và lần chuỗi hạt trong Phật giáo

7. Xá lợi Phật

8. Đôi nét về mối quan hệ giữa Đường Tăng và Tôn Ngộ Không

 

Chương 4:   Đoàn thỉnh kinh

1. Phật Quan Âm Bồ Tát

2. Nghệ thuật lãnh đạo của Bồ Tát

3. Hình thức trói buộc kiểu Trung Quốc – chú Kim cô

4. Sức mạnh của đồng đội

 

Chương 5:  Gia nhập Phật môn – Trư Bát Giới

1. Trư Bát Giới - tham ăn và háo sắc

2. Tiền riêng của Trư Bát Giới

3. Gã khờ trong mắt Tôn Ngộ Không

4. Bản chất nông dân trong Trư Bát Giới

5. Đôi nét về mối quan hệ giữa Trư Bát Giới và Tôn Ngộ Không

6. Tiến bộ của Trư Bát Giới trong quá trình thỉnh kinh

 

Chương 6: Hòa thượng Sa Tăng và Bạch Long Mã

1. Đạo đối nhân xử thế của người Quân tử - hòa nhi bất đồng

2. Bạch Long Mã thông hiểu tính người – Tiểu Bạch Long

 

Chương 7: Bàn về tám mươi mốt nạn trên đường thỉnh kinh

1. Quan Âm Viện đấu pháp mất cà sa

2. Ăn trộm Nhân Sâm Quả ở Ngũ Trang Quán

3. Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh 

4. Hỏa Vân Động Bồ Tát thu phục Hồng Hài Nhi

5. Nước Sa Trì đấu bảo trừ tam yêu

6. Nữ Nhi Quốc Đường Tam Tạng kỳ ngộ

7. Tôn Ngộ Không ba lần mượn Quạt Ba Tiêu

8. Kỳ Lân Sơn lấy cắp chuông Tử Kim

9. Lôi Âm Tự Như Lai ban chân kinh

 

Chương 8: Ngẫm nghĩ lại con đường thỉnh kinh

1. Yêu quái vì sao phải ăn thịt Đường Tăng

2. Phân loại yêu quái

3. Phân tích hành vi của yêu quái

4. Biểu tượng Thần và Ma

5. Vì sao Ngô Thừa Ân chung thủy với Hầu Vương

 

Phụ lục (trích tập 1)

1.     Quan tâm tới cái mình muốn hay quan tâm tới cái mình sợ?

 

Tôi nghĩ tôi và Tôn Ngộ Không thật sự có duyên. Bước nhảy của Ngộ Không tại Hoa Quả Sơn có thể nói là lần đầu tiên nó mạo hiểm tính mạng. Năm đó, khi quay cảnh này cũng là cảnh nguy hiểm đầu tiên của tôi trong quá trình đóng Tây Du Ký.

Trong lúc quay, đạo diễn Dương Khiết đã chọn một con thác dữ làm bối cảnh. Khi quay, để cảnh quay đạt hiệu quả như thật, đạo diễn yêu cầu tôi vừa bò vừa chạy, lại còn vui vẻ tung tăng nhảy nhót liên tục trên vách núi và mỏm núi đá cheo leo phủ đầy rêu xanh. Lúc sắp bấm máy, nhân viên đoàn phim luôn nhắc nhở tôi phải cẩn thận, cố gắng đi sát mép trong của vách núi. Máy quay được đặt cạnh tôi, ống kính chĩa thẳng vào tôi, một “con Khỉ” vừa từ đá nứt chui ra. Đạo diễn vừa nhìn vào máy quay vừa liên tục chỉ đạo. Nói ra cũng thật trùng hợp, hôm đó tôi mang một đôi giày cao su bằng lốp xe, đi lên những tảng đá trơn trượt, chân tôi liên tục trượt lên trượt xuống. Mới đầu, tôi còn có chút lo âu, cẩn thận bước từng bước một. Sau đó tôi vươn người, duỗi chân, vươn vai cho dãn gân dãn cốt, dần dần hưng phấn hẳn lên, và tôi cũng bạo dạn hơn. Nào ngờ sơ ý một cái, trượt chân mất thăng bằng té xuống. May thay tôi còn khá lanh trí, tuy chân tay lúng túng, thần trí vẫn chưa đến mức hoảng loạn. Tôi chụp vội lấy một túm cỏ tranh, có một cành cây mây quấn lấy chân phải của tôi. Nhờ vậy tôi mới không bị té xuống vách núi. Lúc đó, đầu tôi dốc ngược, thân người treo lơ lửng giữa không trung, đong qua đưa lại. Tất cả xảy ra quá đột ngột, lúc đó đạo diễn bỗng thấy tôi biến mất khỏi màn hình giám sát, cuống cuồng kêu to lên: “Khỉ, Khỉ đâu rồi? Ngộ Không đâu mất rồi?” thế là mọi người đổ xô nhau đi tìm. Tôi liền kêu to: “Ơ, tôi ở đây này!” . Mọi người nghe tiếng kêu liền đổ đến bên vách núi, trông thấy tôi bị treo lơ lửng như vậy, ai nấy đều thót tim, nhao nhao cả lên: “Trời ơi! Nhanh lên, nhanh lên, mau cứu Khỉ con…” thế là mọi người mỗi người một tay kéo tôi lên. Đầu tôi chỉ còn cách mặt đất hơn nửa thước! Dưới đất toàn là đá cuội, xém chút nữa là tôi vỡ đầu, vỡ óc ra mất. Hai nhân viên trường quay đỡ tôi xuống khỏi cây mây, đầu gối bên trái và lưng tôi bị xước chảy cả máu. Mọi người để tôi nghỉ ngơi một chút, tôi ngồi yên, thở dốc. Một hồi sau, tôi nói với đạo diễn: “Anh cho quay lại lần nữa ngay đi!” Nhân viên hóa trang đưa cho tôi một chiếc gương, nói: “Mau đi trang điểm lại! Xem anh kìa, con Khỉ Đá sắp biến thành con Khỉ Đất rồi!” Buổi tối hôm đó, mọi người cùng nhau ngồi xem cảnh quay, lúc đó mới thấy rõ lúc ban ngày tôi đã diễn một đoạn “Phim ngoài phim” nguy hiểm tới mức nào.

          Trong suốt quá trình quay Tây Du Ký, tôi phải trải qua rất nhiều cảnh nguy hiểm, mấy lần suýt chút mất mạng, nhưng tôi không hề sợ. Tôi biết năm xưa Pháp sư Huyền Trang đi Tây Thiên thỉnh kinh gặp phải ngày càng nhiều nguy hiểm. nhưng lòng tin của ông cũng theo đó mà tăng lên. Có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này: ngày xưa trên cùng một ngọn núi, có hai tảng đá giống hệt nhau, nhưng ba năm sau thì chúng khác hẳn nhau, một tảng được mọi người kính ngưỡng và quỳ bái, còn một tảng lại chẳng được ai chú ý đến. Tảng đá ấy bất bình nói: “Anh à, ba năm trước chúng ta đều là đá trên cùng một ngọn núi, bây giờ sao lại khác nhau một trời một vực thế này. Tôi buồn lắm.” Tảng đá còn lại trả lời: “Anh à, anh vẫn còn nhớ chứ? Ba năm trước có một nhà điêu khắc đến đây, ông ta muốn tìm một tảng đá để khắc tượng Phật. Anh sợ từng mũi dao khắc lên thân anh gây đau đớn, anh bảo ông ấy chỉ cần khắc cho anh vài nhát đơn sơ thôi. Còn tôi lúc ấy tưởng tượng đến hình dạng của mình bây giờ, không ngần ngại chịu đau đớn để dao khắc lên thân mình, cho nên mới có sự khác biệt của ngày hôm nay.”

Sự khác nhau của hai tảng đá, một tảng chú ý đến cái mình muốn, một tảng chỉ lo nghĩ mình sợ cái gì. Mấy năm trước, có những người là bạn thân từ nhỏ, cùng học chung một trường, làm việc trong cùng một đội, công tác trong cùng một đơn vị. Vài năm sau, thấy người bạn thân, bạn học, chiến hữu, đồng nghiệp thuở xưa đã thay đổi, có người trở thành tảng đá dưới hình dạng “Tượng Phật”, có người lại trở thành tảng đá còn lại. Bạn muốn mình sống  trên đời này thế nào, sau này trở thành người ra sao, cái bạn muốn đạt được là gì? Giả sử có một chiếc xe đua không tay lái, dù động cơ của nó mạnh đến đâu đi nữa, cũng sẽ không biết nên đi về đâu. Bất kể điều mà bạn muốn đạt được là tiền tài, sự nghiệp, niềm vui hay điều gì khác, cũng cần xác định phương hướng của nó, tại sao mình lại muốn đạt được nó ? Tôi phải suy nghĩ và hành động thế nào để đạt được nó. Giả sử hôm nay cho bạn một cơ hội, để bạn lựa chọn năm việc bạn muốn đạt được nhất, đồng thời biến ước mơ của bạn thành sự thật, điều đầu tiên bạn muốn làm là gì? Giả sử chỉ cho bạn chọn một, bạn sẽ chọn cái gì? Giả sử bạn chỉ còn sống một ngày nữa, điều bạn hối tiếc nhất là gì ? Mong ước nào của bạn còn dang dở? Giả sử cho bạn cơ hội được sinh ra lần nữa, điều bạn muốn làm nhất là cái gì? Nếu như bạn thấy được điều bạn muốn làm nhất, thì hay xác định nó ngay. Hoạch định được điều đó sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh, nó sẽ ăn sâu vào ý thức, tư tưởng của bạn, in sâu trong trí óc bạn, để tiềm thức giúp bạn đạt được tất cả những gì bạn muốn.

 

Các bài báo về tác giả Lục Tiểu Linh Đồng ở Việt Nam:

http://www.thanhniennews.com/entertaiments/?catid=6&newsid=52450

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200936/20090905170513.aspx

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200930/20090726145747.aspx

http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=287

http://www.giacngo.vn/lichsu/phatgiaothegioi/2009/06/08/575408/

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=12057

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A5c_Ti%E1%BB%83u_Linh_%C4%90%E1%BB%93ng

http://vietnamnet.vn/giaitri/sao/2005/10/499199/

http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2001/04/3B9AFEF0/

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=212644&ChannelID=57

http://www.vnchannel.net/news/giai-tri/200707/luc-tieu-linh-dong-bi-ngat-xiu-tren-phim-truong.4803.html

http://www.laodong.com.vn/Home/Chuyen-tinh-cua-Ton-Ngo-Khong/20079/53480.laodong

http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=161365&Catid=42

Báo chí về tác phẩm Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du:

http://www.vtc.vn/13-246760/van-hoa/luc-tieu-linh-dong-tiet-lo-hau-truong-tay-du-ky.htm

http://thanhvien.phunuonline.com.vn/giaitri/2010/Pages/luc-tieu-linh-dong-binh-tay-du.aspx

http://2sao.vietnamnet.vn/p1003c1013n20090926002738193/luc-tieu-linh-dong-binh-tay-du-den-viet-nam.vnn

http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/giai_tri/329482/luc-tieu-linh-%C4%91ong-binh-tay-tap-1.htm

http://giadinh.net.vn/20090930103016788p0c1019/luc-tieu-linh-dong-bat-mi-hau-truong-tay-du-ky.htm

http://www.baokhanhhoa.com.vn/Vanhoa-Thethao/201005/Chibooks-gioi-thieu-Luc-Tieu-Linh-Dong-binh-Tay-du-1942548/

http://tapchisongthuong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1103:luc-tieu-linh-dong-bat-mi-hau-truong-tay-du-ky&catid=133:san-khau-dien-anh&Itemid=467

http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=882&id=69096

http://evan.vnexpress.net/news/tin-tuc/trong-nuoc/2009/09/3b9ae6d7/

http://dantri.com.vn/c23/s157-394097/ton-ngo-khong-ra-mat-sach-tai-viet-nam.htm

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/sachvacuocsong/2009/10/205254/

http://www.vtv6.com.vn/detailNews.aspx?id=10656&lang=vi  

http://vietnamese.cri.cn/541/2010/06/28/1s142258.htm

http://vietnamese.cri.cn/541/2010/07/05/1s142558.htm

 

 

Bởi: Nguyễn Việt Hoàng